Địa chỉ: Quốc Lộ 13, Khu Phố 3, P.Tân Định, TX.Bến Cát, T.Bình Dương. phungngoctrung58050@gmail.com

Xin vui lòng gọi:

0937.258.050

Dịch vụ cây cảnh nổi bật

hỗ trợ trực tuyến 24/7

Chủ cơ sở

0937.258.050

Email:phungngoctrung58050@gmail.com

Các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng mang nhiều ý nghĩa nhất

Các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng mang nhiều ý nghĩa nhất

Các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng mang nhiều ý nghĩa nhất

Các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng mang nhiều ý nghĩa nhất

Các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng mang nhiều ý nghĩa nhất
Các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng mang nhiều ý nghĩa nhất

Các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng mang nhiều ý nghĩa nhất

     Bạn đang tìm hiểu về các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng thì hãy vào xem bài viết này của chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc nhưng dáng thế cơ bản giúp bạn có một chậu cây cảnh, cây kiểng đẹp hơn mong đợi. Bốn loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng đó là trực, xiêu, hoành, huyền được tạo hình cho cây tăng thêm nét kỳ dị đạt tới tầm nghệ thuật. Chúng ta cùng tìm hiểu về các loại dáng thế của cây cảnh, cây kiểng như sau:

1. Cây dáng trực

     Thuộc loài cây thân thẳng góc với mặt đất (thế đứng) α = 0o (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng, gần thẳng đứng). Trong tự nhiên thì những cây này được sống và phát triển ở điều kiện thuận lợi, không bị phong ba bão táp, lũ quyét, sét đánh. Cây thẳng đứng là một cái nhìn tổng thể, đối chiếu từ gốc và ngọn hình thành một đường thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng. Tuy nhiên thì thân cây tuyệt đối không thẳng tuột, thẳng tuột rất xấu. Chính vì vậy, thân cần phải khúc khuỷu uốn lượn, xuất hiện thêm nét đột biến ngoạn mục, đường nét dứt khoát, không ngập ngừng hay do dự.

 

 

2. Cây dáng xiêu (dáng nghiêng)

     Trong thiên nhiên những cây hay gặp trắc trở bị thiên tai, địch họa quật đổ nghiêng những vẫn sống, khả năng vươn lên để sống thì người ta đưa vào nghệ thuật cây cảnh, cây kiểng với ngụ ý những người có sức sống và tinh thần đấu tranh để tồn tại. Dáng xiêu là dáng trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang. Về mặt thẩm mỹ thì cây có dáng xiêu thì rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn thể hiện được hình tượng của người phụ nữ.

3. Cây dáng hoành

     Thực tế có nhiều cây thuộc điều kiện sống khó khăn hơn cây dáng xiêu thì một lớp đất mỏng hẹp, rễ không ăn vào sâu được, kết hợp với đất không chắc, trời mưa, nước thoát chậm khiến đất bị nhũn khi gặp những trận mưa bão thì cây đổ nằm hẳn xuống mặt đất nhưng cây vẫn có thể sống, vẫn nảy cành, vươn ngọn thành dáng hoành. Hoặc nhưng cây mọc từ vách núi vươn ra, sống bám cheo leo mà cây đã thắng cả giông tố để tồn tại và vươn ngọn luôn hướng về gốc rễ. Với những cây cảnh, cây kiểng thuộc dáng hoành thì ông cha ta muốn ca ngợi những con người đầy ý chí, nghị lực vươn lên dù hoàn cảnh bất hạnh, sống ngoan cường.

     Xét về mặt thẩm mỹ: Cây này khác thường, khá ngoạn mục. Để cân đối, thăng bằng ngoài các cành khác thường có một cành vươn cao thẳng lên trời. Nó được gọi là cành nghinh phong (đón gió) và một cành buông thấp xuống dưới miệng chậu là cành chiếu thủy (soi nước) hai cành này phóng nhiều tầng rất thoáng.

 

 

4. Cây dáng huyền

     Thuộc cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Những cây mọc ở vách đá α > 90º.

     Cây dáng huyền ẩn chứa nhiều ý nghĩa ở ngoài thiên nhiên. Những cây này thường sống ở trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất, chúng thường mọc ở các sườn núi, vách núi, vách đá,…Chúng có thể sống gốc cây bám chắc vào đó, treo leo giữa trời mây, ngọn thì vươn ra để tạo hình ảnh của sự kiên trì, nhẫn nại để vượt qua những phong ba bão táp hướng tới một tương lại tốt đẹp.

     Xét về mặt thẩm mỹ thì cây thể hiện được sự mềm mại, dịu dàng, tươi trẻ,..nhưng lại tiềm ẩn được một sức sống thật sự rất mãnh liệt.

Bài viết khác