Sản phẩm cây tiêu biểu
Dịch vụ cây cảnh nổi bật
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Nở Đẹp
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Nở Đẹp
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Nở Đẹp
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Nở Đẹp
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Nở Đẹp
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Nở Đẹp
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Mai Trong Chậu Nở Đẹp
Để mai nở hoa đúng ngày và đẹp, bên cạnh trồng, việc chăm sóc cũng rất quan trọng. Sau đây, hãy tham khảo một vài cách chăm sóc mai trong chậu nở đúng ngày Tết.
Bón phân phù hợp
Bón phân đúng kỹ thuật và liều lượng giúp cây mai có đủ dưỡng chất, tạo nụ và ra hoa đúng dịp Tết. Những điều cần lưu ý khi bón phân cho cây mai:
- Sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, rơm rạ mục, đầu tôm, xác đậu nành,...) hoặc phân Dynamic, phân lân hữu cơ sông Gianh vì nó giúp tăng độ cho đất và hỗ trợ cây mai phát triển nhanh hơn.
- Kết sử dụng phân tổng hợp NPK 30-10-10 trong 6 tháng đầu. Từ tháng 7 đến tháng 12, bạn có thể sử dụng phân lân có hàm lượng đạm, kali cao hơn là NPK 20-20-15 vài lần để giúp cho hoa mai kết nụ và ra hoa tốt.
- Không nên bón phân sát gốc cây mà nên rải xung quanh cách gốc mai từ 20-30cm. Hoặc có thể pha loãng với nước rồi tưới cho cây.
Tưới nước cho cây mai
Đối với cây mai trồng trong chậu, nên tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều để cây phát triển tốt.
Cắt tỉa, tạo dáng mai
Khoảng 2 tháng, nên cắt tỉa cành 1 lần để bỏ những cành yếu, cành bị sâu bệnh hay những cành mọc dày đặc trong tán. Thông thường, cây mai còn nhỏ sẽ dễ tạo dáng hơn. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi người thực hiện phải có khiếu thẩm mỹ và sự sáng tạo.
Lặt lá hoa mai
Từ khoảng ngày 10 tháng 12 âm lịch, bạn cần quan sát nụ hoa trên cây và kết hợp với thời tiết để tính ngày lặt lá. Nếu nửa tháng cuối năm trời ấm áp hoa mai chắc chắn nở sớm, bạn nên lặt lá muộn. Với thời tiết nửa tháng cuối năm mưa to hay chuyển lạnh hoa sẽ nở trễ thì người trồng cần lặt lá sớm hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây mai
Đây là một trong những cách chăm sóc mai trong chậu nở đúng Tết. Trên cây thường có các loại sâu gây hại như các loại sâu cắn lá, sâu đục thân và nhện đỏ. Nếu phát hiện chúng, cách đơn giản nhất là dùng tay để bắt. Ngoài ra, nếu nhìn thấy các loại côn trùng, điển hình như rệp mềm xuất hiện ở các đọt non, chỉ cần dùng vòi xịt nước có cường độ mạnh xịt lên cây thì có thể loại bỏ.
Hy vọng những cách chăm sóc mai trong chậu trên đây sẽ giúp cây mai nhà bạn nở hoa đúng dịp Tết, làm đẹp ngôi nhà.
Bài viết khác
Tổng Hợp Những Giống Mai Đẹp Và Phổ Biến Ở Việt Nam
Cách Xử Lý Mai Nở Sớm Và Muộn Ngày Tết
Mẹo Trồng Mai Vàng Nở Đúng Dịp Tết
5 Loại Hoa Chưng Tết Đẹp, Ý Nghĩa Và Thu Hút May Mắn
VAI TRÒ CỦA CÂY XANH TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THẢM CỎ NHÂN TẠO VÀ THẢM CỎ TỰ NHIÊN
TOP NHỮNG LOẠI CÂY BÓNG MÁT PHỔ BIẾN CHO KHUÔN VIÊN NHÀ BẠN
LỢI ÍCH BẤT NGỜ KHI TRỒNG CÂY BÓNG MÁT TRONG KHUÔN VIÊN NHÀ BẠN